VPN là một công cụ an ninh mạng có khả năng mã hóa kết nối Internet để ẩn vị trí cũng như bảo vệ các dữ liệu quan trọng và quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc cùng Vbee tìm hiểu rõ hơn về VPN là gì? Những lợi ích và hạn chế khi sử dụng VPN là gì nhé.

VPN là gì?

VPN (Virtual Private Network) hay mạng riêng ảo mang đến cho người dùng giải pháp bảo vệ quyền riêng tư và ẩn danh trực tuyến bằng cách tạo một mạng riêng từ kết nối Internet công cộng. VPN ẩn địa chỉ IP của người dùng để đảm bảo các hoạt động trực tuyến của họ an toàn và tránh các bên thứ ba theo dõi.

Quan trọng nhất là các dịch vụ VPN thiết lập các kết nối an toàn và được mã hóa để mang lại sự riêng tư cao hơn cả điểm truy cập Wifi được bảo mật.

VPN là viết tắt cả Virtual Private Network hay mạng riêng ảo(Nguồn: Freepik)
VPN là viết tắt cả Virtual Private Network hay mạng riêng ảo(Nguồn: Freepik)

Vậy lý do sử dụng VPN là gì? Ở cấp độ cơ bản, VPN bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của người dùng để tránh khỏi các cuộc tấn công hoặc là mục tiêu của các cuộc tấn công dựa trên vị trí của người dùng.

VPN tạo ra một loại đường hầm giúp ẩn các hoạt động trực tuyến của người dùng, bao gồm các liên kết đã click hoặc các file tải xuống, để tội phạm mạng, doanh nghiệp hoặc các bên thứ ba khác không thể nhìn thấy.

Xem thêm: Cách truy cập IP 192.168.1.1 khắc phục lỗi hiệu quả tại nhà

Cách thức hoạt động của VPN là gì?

VPN đóng vai trò là trung gian giữa máy tính của người dùng và máy chủ được nhắm mục tiêu. Thay vì dựa vào trình duyệt để mã hóa thông tin liên lạc giữa thiết bị của người dùng và máy chủ, VPN bổ sung thêm các mã hóa riêng và định tuyến thông tin liên lạc qua các máy chủ của chính nó.

Có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “đường hầm” khi nhắc đến các dịch vụ VPN. Ý tưởng là VPN sẽ tạo một “đường hầm” giữa người dùng và máy chủ được nhắm mục tiêu. Sau đó, VPN sẽ gửi dữ liệu của người dùng qua đường hầm của nó để không một ai trên mạng có thể nghe lén hoặc truy cập trái phép dữ liệu đó.

Về mặt kỹ thuật, VPN thiết lập kết nối trong đó thiết bị của người dùng giao tiếp trên mạng VPN thay vì mạng cục bộ, bao gồm cả Wifi công cộng. Người dùng xác thực với máy chủ VPN bằng thông tin xác thực được lưu trữ và sau đó nhận được kết nối đến máy chủ VPN.

VPN đóng vai trò là trung gian giữa máy tính của người dùng và máy chủ được nhắm mục tiêu (Nguồn: Freepik)
VPN đóng vai trò là trung gian giữa máy tính của người dùng và máy chủ được nhắm mục tiêu (Nguồn: Freepik)

Khi đường hầm được thiết lập, người dùng sử dụng kết nối mạng ảo giữa họ và máy chủ VPN để mã hóa và bảo vệ dữ liệu khỏi tội phạm mạng và các bên thứ ba khác. Nếu sử dụng kết nối SSL/TLS, dữ liệu sẽ được mã hóa rồi mã hóa lại bằng dịch vụ VPN. Điều này bổ sung mã hóa kép cho thông tin liên lạc, cải thiện tính bảo mật cho dữ liệu của người dùng.

Khi được kết nối với máy chủ VPN, địa chỉ IP được hiển thị cho máy chủ mục tiêu là địa chỉ IP của máy chủ VPN. Nếu máy chủ VPN được đặt ảo hoặc đặt thực tế ở một quốc gia khác thì máy chủ web mục tiêu sẽ xác định vị trí của người dùng là vị trí máy chủ VPN được đặt.

Phân loại VPN là gì?

Có 2 loại VPN cơ bản, trong đó Remote Access VPN cho phép người dùng kết nối với mạng khác, có thể là Internet hoặc hệ thống nội bộ của công ty, thông qua một đường hầm mã hóa riêng.

Site-to-site VPN còn được gọi là Router-to-Router VPN, chủ yếu được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp, đặc biệt nếu các doanh nghiệp có trụ sở chính ở nhiều địa điểm khác nhau. Site-to-site VPN tạo ra một mạng nội bộ khép kín, nơi các vị trí khác nhau đều có thể kết nối với nhau. Đây được gọi là mạng nội bộ.

Có 2 loại VPN cơ bản là Remote Access VPN và Router-to-Router VPN (Nguồn: Freepik)
Có 2 loại VPN cơ bản là Remote Access VPN và Router-to-Router VPN (Nguồn: Freepik)

Đường hầm VPN là gì?

Đường hầm VPN là quá trình bảo mật kết nối thiết bị của người dùng với máy chủ VPN. Máy chủ VPN là một máy chủ Internet được cấu hình bằng phần mềm VPN. Trước khi được gửi qua Internet, tất cả dữ liệu được chia thành các gói.

Cốt lõi của đường hầm VPN là một quá trình được gọi là đóng gói. VPN bao bọc một gói bên ngoài (một giao thức) xung quanh gói dữ liệu gốc, mã hóa gói đó để không thể chặn được.

Mức độ bảo vệ mà người dùng nhận được khi sử dụng VPN tùy thuộc vào loại giao thức đường hầm được sử dụng. Điều này cũng phụ thuộc vào việc người dùng sử dụng Full Tunneling hay Spit Tunneling.

Giao thức VPN là gì?

Giao thức VPN là tập hợp các quy tắc hoặc hướng dẫn tạo kết nối giữa thiết bị của người dùng và máy chủ proxy của VPN. Mỗi giao thức VPN là sự kết hợp của các phương thức mã hóa và giao thức truyền thông. Bạn có thể thay đổi giao thức VPN trong cài đặt của ứng dụng VPN.

Giao thức VPN là gì? Các loại giao thức VPN phổ biến hiện nay (Nguồn: Freepik)
Giao thức VPN là gì? Các loại giao thức VPN phổ biến hiện nay (Nguồn: Freepik)

Dưới đây là một số giao thức VPN phổ biến:

OpenVPN

OpenVPN là giao thức VPN phổ biến nhất hiện nay vì tốc độ và tính bảo mật (sử dụng mã hóa 256 bit) cao. Vì OpenVPN là một giao thức mã nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể xác minh mã nguồn của nó.

IKEv2

IKEv2 (Internet Key Exchange version 2) là một giao thức hiệu quả thường được kết hợp với IPsec (Bảo mật giao thức Internet). Giống như OpenVPN, IKEv2 sử dụng mã hóa 256-bit và cung cấp kết nối nhanh. Điểm khác là IKEv2 không phải là nguồn mở.

IKEv2 đặc biệt phổ biến với điện thoại vì giao thức này có thể dễ dàng chuyển đổi giữa dữ liệu di động và mạng Wifi.

TÌm hiểu giao thức VPN là gì và những giao thức VPN phổ biến hiện nay (Nguồn: Freepik)
TÌm hiểu giao thức VPN là gì và những giao thức VPN phổ biến hiện nay (Nguồn: Freepik)

L2TP

Được phát triển bởi Microsoft và Cisco phát triển với tư cách là người kế thừa cho PPTP, L2TP (Layer 2 Tunneling Protocol) chịu trách nhiệm tạo kết nối VPN và thường được kết hợp với IPsec để bảo mật.

SSTP

Microsoft phát triển SSTP (Secure Socket Tunneling Protocol) nhằm mục đích tăng cường tính bảo mật cũng như vượt qua các proxy và tường lửa mà L2TP không thể làm được.

SSTP sử dụng Cổng TCP 443, có thể hoạt động trong hầu hết các trường hợp, ngay cả ở những quốc gia và công ty chặn kết nối VPN. Giao thức này được mã hóa bằng mã hóa AES và được đánh giá là an toàn. Điểm trừ là SSTP chỉ hỗ trợ Windows.

Lợi ích của VPN là gì?

  • Kết nối an toàn: VPN cung cấp kết nối được mã hóa giữa người dùng từ xa và mạng doanh nghiệp. Điều này bảo vệ dữ liệu an toàn và giảm nguy cơ người dùng từ xa bị nhiễm phần mềm độc hại.
  • Mạng phân phối: Kết nối VPN cung cấp trải nghiệm người dùng gần giống với kết nối trực tiếp tới mạng trụ sở chính, giúp việc thiết kế và triển khai mạng phân tán trở nên đơn giản hơn.
  • Kiểm soát truy cập: VPN yêu cầu xác thực trước khi người dùng có thể truy cập tài nguyên trên mạng công ty. Điều này giúp ngăn chặn truy cập trái phép tài sản của công ty.
  • Ngăn chặn điều tiết dữ liệu: VPN hạn chế khả năng hiển thị với người ngoài đối với dữ liệu truyền qua kênh được mã hóa. Điều này có thể giúp bảo vệ khỏi việc hạn chế một số loại lưu lượng mạng nhất định.
  • Giảm chi phí: Bằng cách cho phép người dùng truy cập an toàn vào các tài nguyên trên mạng công ty và cơ sở hạ tầng đám mây, VPN hợp nhất tài sản của công ty, giúp việc giám sát và bảo trì trở nên đơn giản hơn.
Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng VPN là gì? (Nguồn: Freepik)
Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng VPN là gì? (Nguồn: Freepik)

Hạn chế của VPN là gì?

  • Khả năng hiển thị bị phân mảnh: VPN được thiết kế để cung cấp kết nối điểm tới điểm an toàn với mọi người dùng VPN trên liên kết của riêng họ. Điều này gây khó khăn cho nhóm bảo mật của tổ chức trong việc duy trì khả năng hiển thị mạng đầy đủ cần thiết để phát hiện và ứng phó mối đe dọa hiệu quả.
  • Không tích hợp bảo mật: Các doanh nghiệp phải triển khai các giải pháp bảo mật bổ sung để xác định và chặn nội dung độc hại cũng như triển khai các biện pháp kiểm soát truy cập bổ sung.
  • Định tuyến không hiệu quả: VPN có thể được sử dụng theo mô hình “hub and spoke” để đảm bảo rằng tất cả lưu lượng truy cập đều đi qua ngăn xếp bảo mật tập trung của tổ chức để kiểm tra. Khi các ứng dụng đám mây và làm việc từ xa trở nên phổ biến hơn, đường vòng này có thể không phải là con đường tối ưu giữa máy khách và ứng dụng đám mây hoặc Internet.
  • Lỗ hổng điểm cuối: Các điểm cuối có quyền truy cập hợp pháp vào VPN đôi khi có thể bị xâm phạm thông qua kỹ thuật Phishing và các cuộc tấn công mạng khác.

Đến đây hẳn bạn đọc đã nắm được khái niệm VPN là gì cũng như lợi ích và hạn chế khi sử dụng VPN là gì? Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin, kiến thức hữu ích mới.

Xem thêm:

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Try for Free