Ngày nay, con người đang càng ngày càng tạo ra nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo với nỗ lực thay thế con người bằng máy móc. Nhiều công ty, doanh nghiệp đã và đang áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong công việc để giúp giảm thiểu chi phí, nhân lực cũng như mang tới độ hiệu quả với tỷ lệ chính xác cao hơn. Mặc dù trí tuệ nhân tạo hiện đang phổ biến hơn trong cuộc sống con người, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề về trí tuệ nhân tạo mà chúng ta vẫn chưa thật sự hiểu rõ. Cùng tìm hiểu xem trí tuệ nhân tạo là gì, các loại trí tuệ nhân tạo, ứng dụng, lợi ích cũng như mặt trái của nó ngay dưới đây nhé.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Trí tuệ nhân tạo hay còn được biết tới với cái tên trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là công nghệ do con người lập trình và tạo nên với mục tiêu giúp cho máy tính có thể tự động hoá các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí thông minh nhân tạo giúp cho máy tính có được những trí tuệ giống con người như: biết suy nghĩ, giải quyết vấn đề, lập luận, hiểu ngôn ngữ, tiếng nó hay biết học và tự thích nghi,…

Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI giúp tạo ra máy móc và hệ thống thông mình cùng việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và những công nghệ liên quan giúp thực hiện các công việc yêu cầu phải sử dụng trí tuệ của con người. Nói chung, công nghệ trí tuệ nhân tạo là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố liên quan tới kỹ thuật, khoa học hay cả tâm lý học.
Một số ví dụ phổ biến về AI có thể kể tới ngày nay như phần mềm dịch thuật tự động, ô tô tự lái, trợ lý ảo trên điện thoại hay các ứng dụng chat AI,….
Trí thông minh nhân tạo gồm những loại nào?
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI được chia làm 4 loại chính:

-
Loại 1: Lý thuyết trí thông minh nhân tạo
Đây là công nghệ AI có thể tự suy nghĩ cũng như học hỏi, sau đó sẽ áp dụng những gì đã học được để thực hiện một số công việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ trí tuệ này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa thể trở thành một phương án khả thi.
-
Loại 2: Công nghệ trí thông minh phản ứng
Công nghệ trí tuệ nhân tạo phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình cũng như của đối thủ. Từ đó có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất.
Ví dụ phổ biến nhất của loại trí tuệ nhân tạo này đó là Deep Blue, chương trình tự động chơi cờ vua của IBM đã đánh bại được kì thủ xuất sắc nhất thế giới bấy giờ vào những năm 1990 Gary Kasparov. Công nghệ AI Deep Blue có thể xác định được những nước cờ và dự đoán các bước đi tiếp theo của kì thủ.
Tuy vậy, nó lại không có ký ức và không thể sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai.

-
Loại 3: Tự nhận thức
Loại công nghệ này giúp cho cả hệ thống AI có ý thức về bản thân cũng như sở hữu cách ứng xử như con người. Chúng thậm chí còn có cảm xúc và hiểu được tâm trạng của người khác. Tuy nhiên, loại công nghệ này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chứ chưa thật sự khả thi.
-
Loại 4: Trí tuệ nhân tạo với bộ nhớ hạn chế
Trái ngược với loại 2, loại AI này có thể sử dụng được các kinh nghiệm đã được học trong quá khử để đưa ra những quyết định trong tương lai. Một số ứng dụng của loại AI này trong cuộc sống như: thiết bị không người lái, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo hay máy bay drone,…
Công nghệ AI này có thể dự đoán trước được tình huống sắp xảy ra để từ đó đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị nhờ vào việc kết hợp cảm biến môi trường xung quanh.

➤➤➤ Xem thêm: 5 sự thật thú vị về trí tuệ nhân tạo
Lợi ích và mặt trái của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI
Có thể nói rằng các loại công nghệ trí tuệ nhân tạo AI không chỉ đơn thuần là một phần mềm lập trình từ máy tính có tính logic mà chúng còn chứa đựng được cả trí tuệ của con người. Chúng biết suy nghĩ, lập luận để có thể giải quyết các vấn đề, đặc biệt một số loại AI có thể giao tiếp được với con người. Chính bởi những tính năng vượt trội này mà AI có lợi ích vô cùng lớn trong cuộc sống của con người
-
Cá nhân hoá
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ thích ứng những như học hỏi các đối tượng mà nó phục vụ. Từ đó, đưa ra được những phản ứng phù hợp nhất cho từng đối tượng riêng biệt.
-
Hạn chế việc sử dụng sức lao động của con người
Nhờ vào quá trình học máy và việc tạo ra được những robot trong công nghiệp và đời sống. Vì vậy hiện nay, con người sẽ không phải tốn quá nhiều sức lao động trong việc vận hành, sản xuất nữa. Máy móc robot giờ đấy sẽ thay thế con người làm việc đó.

-
Phát hiện và ngăn chặn rủi ro
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp con người dự đáo trước được những rủi ro cùng mối nguy hại tiềm ẩn, giúp hạn chế những thiệt hại đem lại. Những rủi ro được AI nhận biết như: thảm hoạ thiên nhiên, núi lửa, động đất, sóng thần hay dịch bệnh,….
-
Giúp xoá bỏ khoảng cách ngôn ngữ
Trí thông minh nhân tạo sẽ giúp cho những con người trên khắp mọi nơi, từ bất kể quốc gia nào cũng có thể nói chuyện và hiểu nhau, thoải mái tiếp xúc. Điều này giúp con người có thêm nhiều cơ hội hơn để học tập và làm việc trên khắp thế giới.
-
Mặt trái công nghệ trí tuệ nhân tạo AI
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI cho phép nhiều hệ thống vũ khí có thể lựa chọn và tấn công mục tiêu tự động trong những năm gần đây đang gây ra nhiều tranh cãi về mặt đạo đức. Ngoài ra, việc phát triển trí tuệ nhân tạo vào năm 2015 với robot Sophia có khả năng suy nghĩ, nhận thức và hoạt động như con người. Không những vậy, Sophia còn có khả năng hiểu biết hàng ngàn lần gấp con người, không bao giờ đau ốm, bệnh tật, không cần nghỉ ngơi hay đòi hỏi người khác phải giúp đỡ quan tâm tới mình.

Việc phát triển mạnh mẽ về linh vực trí tuệ nhân tạo như này này trong tương lai có thể là cơ hội cũng như thách thức lớn cho con người. Công nghệ trí thông minh nhân tạo hiện tại vẫn còn có nhiều nhược điểm mà chúng ta có thể quan tâm tới như: chi phí cao, chưa có tính linh hoạt, sáng tạo và đặc biệt là khả năng gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt đối với người lao động.
➤➤➤ Xem thêm: Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh – Robot chốt đơn hàng
Ứng dụng của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đời sống
-
Ngành giáo dục
Việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy, các trò chơi hay phần mềm giáo dục giúp cải thiện cũng như nâng cao trình độ học tập của con người. Ngoài ra, sử dụng AI trong giáo dục còn có khả năng theo dõi sự thay đổi của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể nắm bắt và thay đổi cách giảng dạy sao cho phù hợp.

-
Ngành vận tải
AI được ứng dụng trong ngành vận tải thông qua việc sử dụng công nghệ tự lái vào trong các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Chính điều này đã đem tới những lợi ích kinh tế vô cùng đáng kể khi có thể cắt giảm chi phí và hạn chế những rủi ro tai nạn giao thông, những vấn đề có thể gây ra nguy hiểm tới tính mạng con người
-
Ngành sản xuất
Việc ứng dụng AI vào trong sản xuất và sử dụng robot vào dây chuyền vận hành giúp tối ưu hoá quá trình chế tạo, tiết kiệm nhân công cũng như nâng cao độ chính xác, hiệu quả hơn.
-
Ngành y tế
Những ứng dụng của công nghệ trí thông minh nhân tạo trong y học mang lại cho con người nhiều giá trị vô cùng đáng kinh ngạc. AI được sử dụng như một trợ lý chăm sóc sức khoẻ cá nhân, chúng còn được sử dụng để phân tích và nghiên cứu. Không những vậy, AI còn được dùng để lên lịch hẹn khám tại những cơ sở y tế và đặc biệt đó là bệnh nhân sẽ được hỗ trợ 24/7

-
Ngành truyền thông
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI ra đời đã mang đến sự thay đổi lớn cho ngành truyền thông trong việc tiếp cận các đối tượng, mục tiêu hay khách hàng tiềm năng. Dựa trên việc phân tích về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực tuyến hay những nội dung quảng cáo mà khách hàng hay xem để có thể điều chỉnh được không gian và thời gian cung cấp quảng cáo sao cho phù hợp.
-
Ngành tài chính & ngân hàng
Với các tổ chức tài chính hay ngân hàng đang sử dụng AI trong việc xử lí các hoạt động tài chính, cổ phiếu, tiền đầu tư và quản lý các tài sản khác nhau,… AI có thể vượt qua con người trong các công việc xử lí những giao dịch hay việc giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp các giải pháp nhanh chóng hay nhận diện gương mặt của chủ tài khoản.

-
Ngành dịch vụ
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có khả năng nắm bắt được những thông tin về các hoạt động sử dụng dịch vụ của khách hàng bằng việc thu thập và phân tích các dữ liệu để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu, phù hợp và hiệu quả hơn so với nhu cầu sử dụng của họ.
Điều này giúp cho ngành dịch vụ có thể hoạt động tốt hơn cũng như mang tới trải nghiệm mới mẻ, thú vị hơn cho người dùng. Và Chatbot chính là một trong những ví dụ điển hình của ứng dụng này.
Bên cạnh Big Data, Internet vạn vật và Điện toán đám mây thì Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục là một trong những lĩnh vực đang nổi lên và dần phổ biến tại khắp mọi nơi, cho tất cả các ngành công nghiệp. Có thể nói rằng sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI là điều tất yếu và cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay. Hy vọng, với bài viết trên bạn đã hiểu được thế nào là trí tuệ nhân tạo và những ứng dụng, lợi ích, mặt trái trong cuộc sống con người là như thế nào.