TikTok Shop đang là một trong những môi trường “béo bở” cho các nhà buôn nếu biết tận dụng tốt kênh bán hàng mới nổi này. Vậy khi bán hàng trên Tiktok Shop nhà bán cần lưu ý những gì? Tất cả các loại chi phí bán hàng trên TikTok Shop mà Seller cần tính toán để tối ưu là bao nhiêu. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Vbee.
Tại sao kênh bán hàng TikTok Shop lại bùng nổ và thu hút dân kinh doanh
Dù mới ra mắt nhưng TikTok Shop là kênh bán hàng đang rất “hot” đôi với dân kinh doanh online bởi nhiều lợi ích độc quyền trên kênh bán này.
Kênh bán mới
Là kênh mới hoàn toàn, thị trường lớn với nhiều cơ hội, các chủ shop kinh doanh online chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội kiếm tiền rộng mở này. Bên cạnh đó, những chủ shop tiên phong thử nghiệm kênh bán này cũng đã chia sẻ những thành tích đáng mừng về số lượng và doanh số kỷ lục trong thời gian ngắn.
Khách hàng trẻ, có thói quen mua sắm online và thông thạo mạng xã hội
Số lượng người dùng mới tăng trưởng kỷ lục chỉ trong thời gian ngắn khi nền tảng TikTok mới ra mắt và đa số đều là giới trẻ có thói quen mua sắm online, không ngại tiếp cận xu hướng mới. Thật tiếc nếu các chủ shop chưa thử bán hàng trên kênh bán đầy tiềm năng này.
Tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, quảng cáo
Kinh doanh online có thể giúp chủ shop giảm bớt gánh nặng khi không cần mất thêm chi phí thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, TikTok rất chú trọng về chất lượng sáng tạo nội dung. Chủ shop chỉ cần xây dựng nội dung thật chất lượng là có thể dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng mà không cần tốn quá nhiều chi phí chạy quảng cáo.
Các loại chi phí bán hàng trên TikTok Shop mà Seller cần “Đặc Biệt” chú ý
Phí bán hàng trên TikTok Shop Phí cố định (Gần như bắt buộc)
– Phí giao dịch 2.5% . Trừ luôn trên đơn hàng.
– Phí Extra Shiping 4% . Mình thấy bây giờ sàn đã thay đổi phí ship. Có mã giảm 70k còn mặc cả là có thể cắt bất cứ lúc nào. Nên sắp tới gần như ai cũng phải mua gói này mới dễ bán hàng.
– Hiện tại có 3 mức hõ trợ ship nhé 45k giảm 25k , 200k giảm 55k, 300k giảm 70k ( mã này lúc có lúc không) . Lưu ý phí ship tiktok đang khá cao hơn so với thị trường
– Thuế 1.5% – không trừ trực tiếp trên doanh thu đơn hàng nhưng người bán phải nộp sau
– Chốt mất 4% – 8%
Chi phí Marketing khi bán hàng hàng trên TikTok Shop
Phí Marketing (Ưu tiên )
– Mã giảm giá chắc chắn có. Thậm chí có chương trình của sàn luôn. Tính trung bình 5%. Nhiều chương trình giảm khá sâu. Còn nhà nghèo tự tạo MGG 2%
– Cài đặt combo khuyến mại. Mua nhiều giảm giá. Kiểu gì cũng nên sử dụng kích thích khách hàng mua kèm, bán chéo, upsale. Trung bình 5%, nhà nghèo 2%
– Tham gia chương trình khuyến mại của sàn theo tháng, năm. Trung bình sẽ bị giảm giá 5-10%.
– Cài tiếp thị liên kết : 10%. Có thể cài 5% nhưng thấy nhiều anh em không mặn mà lắm. Ông nào để 1% bị bóc phốt. Một thế mạnh khá lớn của tiktok là affiliate nên coi như phí bắt buộc rồi
– Chốt mất thêm 19%- 30% hoặc nhiều hơn 50-60% nếu cài affiliate cao. Mình dự đoán maximum affiliate là 40% (bán hàng lãi siêu khủng) còn hơn nữa thì chịu, có thể tăng giá bán lên cao để chiết khấu lớn.
Phí Marketing (Có thể lựa chọn)
– Chạy Ads : 5 %- 30% . Tùy ngành. Cái này biên độ không giới hạn nên mình tạm lấy số liệu này
– Thuê mẫu Live : 1.00k -1.000k /1h hoặc 30-50 triệu 1 buổi. Giá cũng vô cùng
– Thuê booking lên video : 0- 10- 30 triệu. Tùy loại. Giá cũng không có maximum
– Thuê xây kênh : 0 VNĐ- 1 tỷ.
– Vậy tạm chốt 5-30%. Do mấy cái chi phí kia khó tính chuẩn được
______________
Chi phí vận hành
– Vận hành gồm : lương, thuê nhà, điện nước, internet, gửi xe, khấu hao , nguyên vật liệu đóng gói….. khoảng 10% ( tạm ước lượng)
– Phí thất lạc 0.5%
– Phí hàng hỏng 0.1%
– Phí hàng hoàn 0.1%
– Phí sai cân nặng. Cái này mới và chỉ tiktok mới có. Không rõ nguyên nhân do anh em set sai cân nặng hay do bên vận chuyển cân lệch, hoặc tiktok cộng nhầm rồi trừ bù. Tóm lại chưa có câu trả lời chuẩn.
Anh em nhớ trừ thêm 10-30% hàng huỷ. (Tiktok hủy cao)
Phí rủi ro (Riêng sàn Tiktok có)
– Khóa sản phẩm vĩnh viễn – đóng băng vì đánh giá xấu. Vậy chi phí booking, chi phí chạy ads, chi phí đầu tư sẽ coi như mất trắng.
– Khóa shop vĩnh viễn vì nhiều lý do. Các chi phí ban đầu cũng coi như hết. Do không thêm được sản phẩm vào video cũ.
– Đang bán ngon tự nhiên khóa shop, hàng tồn đống đến lúc mở lại shop thì không bán được như cũ nữa. Vậy phần hàng tồn phải tính phương án xử lý. Đặc biệt thời trang.
Nhìn chung sàn nào cũng khoai sắn, anh em nào càng tính toán kỹ, dự phòng rủi ro nhiều càng hạn chế tốt hơn. Đừng nhìn những người bán doanh thu cao mà fomo vì họ có tài sãn vô hình như : thương hiệu, nhân hiệu, kỹ năng live stream, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng kể chuyện … cái đấy lại không mang ra cân đo đong đếm được.
Quan trọng nhất tài sản các nhà bán có đang phụ thuộc bên thứ 3. Ví dụ nhà, xe, vợ đứng tên mình. Không ai can thiệp được trừ khi bị bỏ thuốc mê, ăn thuốc lú nên trao tay đứng tên người khác. Còn toàn bộ sản phẩm, shop, đánh giá có thể bay bất cứ lúc nào.